Sáng 27/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt – Mỹ, với chủ đề “Chính sách và hướng tiếp cận nhằm đảm bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung”.
Tham gia trực tuyến, có Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ông đã nhấn mạnh về cơ hội mở rộng quan hệ thương mại song phương, và cho biết, trong 3 chuyến thăm Việt Nam, với vai trò ngoại trưởng, ông đã chứng kiến sự hợp tác sôi động, mạnh mẽ giữa 2 nước và doanh nghiệp 2 bên.
Nhân dịp này, ông Chính đã đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Thương mại toàn cầu là nơi tôn trọng luật lệ chung, tất nhiên, Mỹ luôn tuân thủ. Dù là cường quốc số 1 thế giới, Mỹ cũng không thể hành động ngược với “tinh thần thượng tôn pháp luật”. Để được Mỹ công nhận, thì Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của một nền kinh tế thị trường tự do. Nếu Mỹ tạo ra ngoại lệ cho Việt Nam, thì liệu Mỹ có giữ được uy tín nữa hay không?
Như vậy, vấn đề Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường hay không, phụ thuộc vào chính quyền Cộng sản Việt Nam. Họ phải thực hiện các bước cải cách, để đạt được yêu cầu của Mỹ. Không thể có chuyện, Đảng Cộng sản Việt Nam không tôn trọng luật chơi chung, nhưng lại muốn Mỹ ưu tiên cho họ. Nếu như vậy, thì sân chơi toàn cầu sẽ trở nên hổ lốn, kẻ mạnh có quyền phá luật chơi, như cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang làm ở trong nước?
Thực tế, Đảng vẫn chưa chịu buông tha cho nền kinh tế Việt Nam. Trong nước, họ vẫn hô hào về một loại nền kinh tế quái thai, tự đặt là “kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa”. Đây là nền kinh tế lai căng, nửa vời. Chính quyền vẫn can thiệp một cách thô bạo vào nền kinh tế. Nhà nước dùng quyền lực của mình, để xí phần ngon trong miếng bánh kinh tế. Nếu là nền kinh thế thị trường đúng nghĩa, thì làm gì có loại doanh nghiệp độc quyền như EVN.
Doanh nghiệp nhà nước giành phần ngon nhất, sau đó đến lượt các doanh nghiệp sân sau. Chẳng hạn như Tập đoàn Phúc Sơn là sân sau của ông Võ Văn Thưởng, Tập đoàn Thuận An là sân sau của ông Vương Đình Huệ, và Tập đoàn Xuân Cầu là sân sau của ông Tô Lâm vv… Có rất rất nhiều những sân sau như thế, dưới vỏ bọc là doanh nghiệp tư nhân.
Nói chung, nền kinh tế Việt Nam là sân chơi không công bằng, trong đó, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sân sau chiếm gần hết miếng bánh. Doanh nghiệp tư nhân thì èo uột, phải chống chọi với bất công để tồn tại. Ngay cả người Việt còn nhận thấy những vấn đề trong nền kinh tế Việt Nam, thì làm sao Mỹ lại không nhận ra?
Đảng Cộng sản Việt Nam có thể ví như là một kẻ “siêng ăn nhác làm”. Họ ăn rất bạo bất cứ thứ gì, từ mồ hôi nước mắt của dân, nhưng ngược lại, họ tạo ra một thứ cơ chế mất cân bằng, để nuôi doanh nghiệp nhà nước và sân sau của họ. Còn dân đen thì phải gồng mình, chịu sự bóc lột nhiều tầng nấc của chính quyền tham nhũng.
Dù đã trải qua rất nhiều đời Tổng Bí thư, Thủ tướng… nhưng chính quyền Cộng sản không bao giờ tự đánh giá lại chính mình, mà chỉ biết đi ăn mày sự thừa nhận của Mỹ. Đảng không có thiện chí trong việc gia nhập vào sân chơi chung toàn cầu.
Do thói quen vô pháp, khi muốn thì tự đưa ra ưu tiên cho chính mình, họ không chịu thay đổi để gia nhập cuộc chơi chung, nên chỉ có thể ăn mày sự thừa nhận của Mỹ và phương Tây.
Một Đảng Cộng sản vẫn luôn tự vỗ ngực “là văn minh, là sáng suốt, là tài tình vv…” nhưng lại không biết tự sửa mình, để tham gia vào sân chơi chung quốc tế. Bản chất Cộng sản là thế, không thể sửa được, nó như một thứ DNA của chế độ này.
Hoàng Phúc – Thoibao.de