Về Nghị quyết 233 mà ông Đinh La Thăng ký năm 2009.

8 năm trước, tức vào dịp 30-4 và 1-5-2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi thư động viên và khích lệ về những thành tích mà Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã đạt được. Trong thư, ông Nông Đức Mạnh khẳng định, PVN đang giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, cán bộ nhân viên PVN luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

8 năm sau, tức vào dịp 30-4 và 1-5-2017, PVN đối diện với sóng gió chưa từng có trong lịch sử phát triển của mình. Ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỉ luật và đề nghị xem xét kỉ luật các cá nhân có liên quan đến một số vấn đề khởi nguồn vào đúng năm 2009, trong đó có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.

Theo Ban Kiểm tra Trung ương, ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật, để hội đồng thành viên, ban tổng giám đốc tập đoàn và các công ty thành viên chỉ định nhiều gói thầu trái luật.

Để hiểu hơn về nội dung Nghị quyết 233, nhất thiết phải trở lại bối cảnh kinh tế năm 2009. Đó là thời điểm nền kinh tế đối diện vô vàn khó khăn, Chính phủ phải thực hiện các gói kích cầu. PVN gánh vác trọng trách lớn lao trong việc góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nghị quyết 233 nhằm khai thác tối đa nội lực, thực hiện chiến lược hành động của PVN để góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội.

Ngày 17-2-2009, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo số 49/TB-VPCP truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của PVN. Trong đó, có nội dung ghi rõ, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc cho PVN được chỉ định các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ để thực hiện các dự án đầu tư của tập đoàn, nhằm phát huy nội lực và kích cầu dịch vụ trong nước. Thủ tướng yêu cầu PVN thực hiện đúng quy định về chỉ định thầu.

Lưu ý là Luật đấu thầu năm 2003 quy định, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền được cho phép thực hiện chỉ định thầu.

Ngày 17-3-2009, tức sau thông báo trên đúng một tháng, Ban chấp hành Đảng uỷ PVN đã thống nhất ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, về việc phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng dịch vụ trong nội bộ tập đoàn. Nghị quyết này ghi rõ, căn cứ là theo Thông báo số 49/TB-VPCP nêu trên. Nghị quyết 233 do ông Đinh La Thăng thay mặt Đảng ủy PVN ký có nội dung ghi rõ nhằm thực hiện chiến lược phát triển của PVN đã được Bộ Chính trị và Chính phủ thông qua, trong đó doanh thu dịch vụ dầu khí đến năm 2010 vào khoảng 25-30% và năm 2015 khoảng 30-35% tổng doanh thu PVN.

Nghị quyết 233 cũng đặt mục tiêu ưu tiên sử dụng tối đa các dịch vụ trong nội bộ tập đoàn, nhằm tăng tỉ trọng sử dụng dịch vụ trong khả năng, tận dụng nguộn lực của các đơn vị sẵn có. Nguyên tắc thực hiện là ưu tiên doanh nghiệp thành viên có đủ năng lực, tiếp đó là ưu tiên doanh nghiệp trong nước, cuối cùng trong trường hợp doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực thì sẽ sử dụng nhà thầu nước ngoài.

Nghị quyết 233 có đề nơi nhận là Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương để báo cáo. Vậy thì, tại sao khi đó, Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương lại không tuýt còi PVN!?

Trong khi, thời kỳ đó, đến cả báo Nhân dân còn ca ngợi Nghị quyết 233 đã giúp PVN đạt được những thành tích vượt trội, doanh thu dịch vụ dầu khí (xin nhấn mạnh là dịch vụ dầu khí) năm 2010 lên đến 152.000 tỉ đồng, chiếm 32% tổng doanh thu của PVN. Trong khi năm 2008, doanh thu dịch vụ dầu khí mới chỉ là 61.000 tỉ đồng.

Trong thời kỳ này, PVN đã tự chủ thực hiện được nhiều dịch vụ mới, trong đó có lĩnh vực bọc ống ở ngành dầu khí trước đây 100% phải thuê nước ngoài thực hiện, hay việc đưa tàu khảo sát địa chấn 2D vào hoạt động, trước đây cũng phải thuê tàu nước ngoài. Tàu khảo sát địa chấn 2D này chính là tàu Bình Minh 2, đã bị Trung Quốc cắt cáp để cản trở!

Tàu Bình Minh 02 đã bị tàu Trung Quốc cắt cáp ngày 30/11/2012 

Thậm chí, đầu năm 2017, sau một số năm thực hiện hiệu quả, có hai công trình của ngành dầu khí thực hiện trên cơ sở những quyết định vào năm 2009 của PVN còn được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nghị quyết 233 có hai mặt tích cực và tiêu cực.

Về mặt tiêu cực, như các anh chị đã biết là đề xảy ra một số dự án chỉ định nhà thầu thiếu năng lực ở một số đơn vị thành viên.

Về mặt tích cực, chủ trương tăng cường nội lực, ưu tiên sử dụng dịch vụ của các công ty thành viên, doanh nghiệp trong nước là đáng ghi nhận. Chủ trương này của PVN gắn liền với chủ trương chung của Chính phủ, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng, thậm chí góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước trong một giai đoạn nền kinh tế vô cùng khó khăn vào những năm 2009-2010.

Khi tìm hiểu cả những tích cực và tiêu cực trong việc chỉ định thầu theo tinh thần của Nghị quyết 233, tôi tự hỏi và mong anh chị nào am hiểu trả lời giúp, nếu không phải là các nhà thầu của PVN, nhà thầu trong nước, mà những gói thầu ấy rơi vào tay doanh nghiệp đến từ Trung Quốc – với dã tâm của họ – thì mọi thứ sẽ ra sao?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ ký kết hợp tác đầu tư dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil và tỉnh Quảng Nam ngày 26/03/2017

Các anh chị tham khảo thêm tại một số link sau:

Nghị quyết 233/NQ-ĐU: http://dauthau.pvn.vn/?portal=news&page=vbdt_detail&id=21

Kết quả thực hiện Nghị quyết 233:
http://www.sggp.org.vn/nganh-dau-khi-phat-huy-noi-luc-kich-…

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/15787002-.html

Giải thưởng Hồ Chí Minh: http://baodautu.vn/hai-cong-trinh-cua-nganh-dau-khi-nhan-gi…

FB : Bạch Hoàn